Đá Phạt Gián Tiếp Là Sao? Tìm Hiểu Luật Chi Tiết Nhất

Đá Phạt Gián Tiếp Là Sao? Tìm Hiểu Luật Chi Tiết Nhất

Bóng đá có những luật lệ để giúp cho trò chơi trở nên công bằng và hấp dẫn hơn . Và những quả phạt chính là một trong những điều đó, bao gồm cả đá phạt gián tiếp. Tuy nhiên, không phải khán giả nào cũng hiểu rõ về tình huống này. Vì thế, nhacaibongbet xin gửi tới quý bạn đọc bài viết tìm hiểu chi tiết về phạt gián tiếp và những điều luật cơ bản.

Tìm hiểu về đá phạt gián tiếp trong môn túc cầu

Đá phạt gián tiếp là một tình huống phổ biến trong các trận đấu của môn thể thao vua. Tuy nhiên, nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa các pha bóng phạt gián tiếp với trực tiếp.

Khái niệm đá phạt gián tiếp

Đá phạt gián tiếp là tình huống trong môn thể thao vua. Nó sẽ xuất hiện khi 1 cầu thủ vi phạm những lỗi kỹ thuật trong luật bóng đá. Lúc này quả phạt gián tiếp sẽ được trao cho đội đối phương. Những vi phạm này bao gồm: 

  • Việt vị
  • Cầu thủ thực hiện không đúng luật đá phạt góc
  • Thủ môn bắt sử dụng tay để bắt bóng khi nhận đường chuyền về từ đồng đội 
  • Cầu thủ phạm những lỗi không quá nghiêm trọng
Tình huống đá phạt gián tiếp không còn xa lạ trong bóng đá
Tình huống đá phạt gián tiếp không còn xa lạ trong bóng đá

Nếu cầu thủ trực tiếp đưa bóng qua vạch vôi vào khung thành từ các tình huống phạt gián tiếp thì bàn thắng sẽ không được công nhận. Bởi vì bóng bắt buộc phải chạm 1 cầu thủ khác (ở bất cứ đội nào) trước khi vào lưới thì pha làm bàn mới được tính. 

Phân biệt giữa tình huống phạt gián tiếp và trực tiếp

Như đã đề cập, nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa phạt gián tiếp và trực tiếp. Để dễ dàng phân biệt, bạn hãy chú ý những điều sau:

Đá phạt gián tiếp

  • Không được ghi bàn trực tiếp từ quả đá phạt, bóng bắt buộc phải chạm 1 cầu thủ khác mới được ghi nhận bàn thắng.
  • Nếu đưa bóng về lưới nhà từ tình huống phạt gián tiếp, đối phương sẽ được hưởng 1 quả phạt góc. 
  • Đá phạt gián tiếp được phép thực hiện bên trong khu vực 16m50, với vị trí đặt bóng ở điểm phạm lỗi.

Đá phạt trực tiếp

  • Cầu thủ được phép dứt điểm thẳng về khung thành và bàn thắng vẫn được công nhận dù không chạm người khác.
  • Nếu đưa bóng về lưới nhà từ tình huống đá phạt trực tiếp, bàn thắng sẽ tính cho đối phương.
  • Đá phạt trực tiếp trong vòng cấm được tính là 1 quả phạt penalty, với điểm đặt bóng đã được kẻ rõ ràng trên sân.
Phạt gián tiếp và trực tiếp dễ khiến khán giả nhầm lẫn
Phạt gián tiếp và trực tiếp dễ khiến khán giả nhầm lẫn

Xem thêm: >>>>> Tỷ Lệ Nhà Cái

Luật đá phạt gián tiếp trong môn thể thao vua

Phạt gián tiếp cũng có những điều luật riêng giống như các tình huống khác trong bóng đá. Sau đây, Bongbet sẽ mang tới cho quý bạn đọc luật đá phạt gián tiếp chi tiết.

Tín hiệu từ trọng tài về quả phạt gián tiếp 

Khi xuất hiện 1 quả phạt gián tiếp, trọng tài sẽ nâng cánh tay lên trên đầu và giữ nguyên vị trí đó cho đến khi tình huống này được thực hiện. Trong khi đó nếu là quả phạt trực tiếp, trọng tài sẽ đưa tay sang 1 bên.

Những lỗi gây ra tình huống phạt gián tiếp 

Những tình huống phạm lỗi sau đây sẽ dẫn đến 1 quả phạt gián tiếp. Nó có thể gây ra bởi bất cứ cầu thủ nào thi đấu trên sân, bao gồm cả thủ môn.

Lỗi từ thủ môn

Các thủ môn có thể gây ra quả phạt gián tiếp nếu như họ vi phạm những điều sau:

  • Giữ bóng trong tay mà không chịu đưa nó vào cuộc nhiều hơn thời gian cho phép là 6s.
  • Sử dụng tay để bắt hoặc chạm bóng sau khi đã đưa nó vào cuộc nhưng chưa chạm bất cứ cầu thủ nào khác.
  • Thực hiện hành động bắt hoặc chạm bóng khi nhận 1 đường chuyền về có chủ đích từ những người đồng đội.
  • Thủ môn bắt hoặc chạm bóng khi đồng đội thực hiện tình huống ném biên về.
Thủ môn cũng có thể gây ra những tình huống phạt gián tiếp
Thủ môn cũng có thể gây ra những tình huống phạt gián tiếp

Xem thêm: >>>>> Tỷ Lệ Cá Cược

Lỗi từ các cầu thủ 

Bên cạnh thủ môn, các lỗi từ những cầu thủ khác cũng sẽ gây ra tình huống phạt gián tiếp:

  • Cầu thủ bị trọng tài thổi phạt vì rơi vào vị trí việt vị.
  • Phạm lỗi nhưng không phải là những tình huống nguy hiểm để thổi phạt trực tiếp.
  • Ngăn cản thủ môn của đối thủ đưa bóng vào trong cuộc.
  • Cầu thủ có cử chỉ, lời lẽ xúc phạm đến vị trí trọng tài và các cầu thủ khác.
  • Cầu thủ đá 11m, phạt góc chạm bóng lần thứ 2 khi nó chưa kịp chạm 1 cầu thủ khác.

Quy định khi bóng đi vào lưới từ tình huống đá phạt gián tiếp

Nếu như đá phạt trực tiếp có thể trực tiếp ghi bàn thắng từ tình huống đá phạt thì phạt gián tiếp lại không đơn giản như vậy. Theo đó, khi bóng đi hoàn toàn qua vạch vôi vào lưới từ những quả phạt gián tiếp thì sẽ xảy ra 3 hướng giải quyết sau:

  • Nếu bóng đi thẳng vào lưới nhưng không chạm bất cứ ai thì bàn thắng sẽ không được tính cho đội đá phạt. Đồng thời đối phương sẽ được phát bóng lên.
  • Nếu bóng đi vào lưới sau khi đã chạm 1 cầu thủ khác ở bất cứ đội nào thì bàn thắng sẽ được công nhận.
  • Trong trường hợp bóng bay về lưới của đội đá phạt gián tiếp, đối phương sẽ được hưởng 1 quả phạt góc.

Như vậy, Bongbet đã mang tới cho quý bạn đọc những thông tin đáng chú ý về tình huống đá phạt gián tiếp. Hy vọng các fan hâm mộ bóng đá sẽ cảm thấy hài lòng với câu trả lời mà chúng tôi đưa ra. Đừng quên theo dõi trang để đón đọc những bài viết hấp dẫn khác được cập nhật mỗi ngày.

Trả lời